Văn hóa Sơn_Tây_(tỉnh_cũ)

Danh nhân

Di tích, di sản và lễ hội

Xứ Đoài có 2 di sản văn hóa phi vật thể:

  • Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là di sản văn hóa phi vật thể được công nhận vào ngày 6/12/2012.
  • Hát xoan là di sản văn hoá phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp, được công nhận ngày 24/11/2011.

Lễ hội lớn khác:

Danh thắng

Xứ Đoài 3 vườn quốc gia: Vườn quốc gia Xuân Sơn, Vườn quốc gia Tam Đảo, Vườn quốc gia Ba Vì.

Các hồ lớn: hồ Đại Lải, hồ Đồng Mô, hồ Suối Hai...

Các địa điểm du lịch nổi tiếng khác: Làng cổ Đường Lâm, Đồi chè Long Cốc, Núi Trầm, Đầm Ao Châu ...

Đặc sản

Cá anh vũ, Nem Phùng, Bưởi Đoan Hùng, Miến làng So, Sữa Ba Vì, Bánh tẻ Phú Nhi, Bánh hòn Hương Canh, Bánh gai Đắc Sở, Chè lam Thạch Xá, Cà dầm tương Tam Hiệp...

Quà lưu niệm: Quạt Chàng Sơn, Gốm Hương Canh...

Sơn Tây tứ dị là 4 đặc sản tiến vua xưa của Xứ Đoài, nay gần như đã thất truyền, gồm:

Cấn Xá chi lý ngự / Khánh Hiệp chi bành kỳ / Sài Sơn chi biển bức, Linh chiểu chi úng thái(cá chép Cấn Xá, cua lạ Khánh Hiệp, dơi quý Sài Sơn và rau muống Linh Chiểu)

Thơ ca

Bài thơ "Đôi mắt người Sơn Tây" của Quang Dũng đã được phổ nhạc bởi Phạm Đình Chương và biểu diễn bởi danh ca Thái Thanh:

Em ở thành Sơn chạy giặc về

Tôi từ chinh chiến cũng ra đi

Cách biệt bao ngày quê Bất Bạt

Chiều xanh không thấy núi Ba Vì


Vầng trán em mang trời quê hương

Mắt em dìu dịu buồn Tây Phương

Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm

Em đã bao ngày em nhớ thương?...


Mẹ tôi em có gặp đâu không?

Những xác già nua ngập cánh đồng

Tôi nhớ một thằng em bé nhỏ

Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông


Tử độ thu về hoang bóng giặc

Điêu tàn ơi lại nối điêu tàn

Đất đá ong khô nhiều suối lệ

Em đã bao ngày lệ chứa chan?


Đôi mắt người Sơn Tây

U uẩn chiều lưu lạc

Thương vườn ruộng khôn khuây


Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn

Về núi Sài Sơn ngó lúa vàng

Sông Đáy chậm nguồn qua Phủ Quốc

Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng


Bao giờ tôi gặp em lần nữa

Chắc đã thanh bình rộn tiếng ca

Đã hết sắc mùa chinh chiến cũ

Còn có bao giờ em nhớ ta?